ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN
Giới Thiệu 139 Kinh Điển Phật Giáo
Hán dịch: Thích Ấn Hải, Thích Nguyện Quỷnh
Việt dịch: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triêt Học Thế Giới xuất bản 1999
Trong suốt thời gian 45 năm, từ lúc
giác ngộ năm 35 tuổi cho tới khi
nhập diệt năm 80 tuổi,
Đức Phật Thích Ca đã
thuyết giảnggiáo lý của ngài một cách
liên tục. Lời giảng của ngài được
ứng dụng tùy theo khả năng lănh hội và
hoàn cảnh của người nghe, giống như phương thuốc được
ứng dụng thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Kết quả là những
kinh điển ghi chép lại
ngôn giáo của ngài đã đạt tới số lượng rất lớn.
Sau khi
Đức Phật nhập diệt, các
đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong
nhân gian.
Đồng thời, để
bảo đảm giáo lý của ngài một cách
trung thực cho
hậu thế, họ đã gom lại
kết tập để soạn thành một tập
toàn bộ kinh điển. Họ đã
bàn luận suốt mấy tháng để
bảo đảm không có những
sai lầm khi nhớ lại những lời giảng mà các vị
thánh tăng đã được nghe từ
Đức Phật. Kết quả của công việc đó là
toàn bộgiáo lý được
chính thức kết tập, làm
căn bản cho những
kinh điển được viết ra sau này.
Lúc đầu,
kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại
giáo lýcủa
Đức Phật, “Luật” là những
giới luật mà
Đức Phật đã chế định cho hàng tăng
nhân tu hành tại các
tự viện. Về sau này có thêm những lời
chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka).
Dần dầnxuất hiện những dị biệt trong những lời
giải thích về
giáo lý của
Đức Phật và
giới luật của
tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong
cộng đồng Phật giáo,
đưa tới sự
phân chia thành hai
bộ phái chính yếuđó là
Thượng Tọa Bộ (Therevada) có
tinh thần bảo thủ và
Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có
tinh thầncấp tiến. Mỗi
bộ phái có một
bộ kinh điển riêng, được coi là
chính thức bao gồm những
quan điểm của mỗi phái.